1. Cảm biến là gì? Vai trò của cảm biến?
Cảm biến (tên tiếng Anh: Sensor) là một thiết bị có khả năng phát hiện và phản hồi một số loại đầu vào (ánh sáng, nhiệt độ, âm thanh, độ ẩm,…) từ môi trường. Đầu ra sẽ là tín hiệu đã được chuyển đổi và hiển thị trên màn hình điều khiển.
Cảm biến đóng vai trò quan trọng trong Internet vạn vật (IoT), giúp tạo ra một hệ sinh thái để thu thập và xử lý các tín hiệu khác nhau từ môi trường. Từ đó, các tính hiệu này được theo dõi, quản lý và kiểm soát một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.
2. Phân loại cảm biến
Các cảm biến thường được phân loại dựa trên nguyên lý hoạt động, dữ liệu đầu vào hoặc phạm vi ứng dụng. Do đó, các loại cảm biến có thể được phân thành ba loại dựa trên các nguyên tắc hoạt động như sau: cảm biến vật lý, cảm biến hóa học và cảm biến sinh học.
Cảm biến vật lý: Được chế tạo từ các đặc tính vật lý của thành phần biến đổi cụ thể. Ngoài ra, cảm biến vật lý còn phụ thuộc tính chất vật lý của vật liệu chức năng.
Cảm biến hóa học: Đây là một phản ứng điện hóa, giúp chuyển đổi thành phần, nồng độ của các hợp chất vô cơ hoặc hữu cơ thành tín hiệu điện.
Cảm biến sinh học: Bằng cách sử dụng các hóa chất hoạt tính sinh học, cảm biến sinh học có khả năng phát hiện và đo được các hợp chất sinh hóa.
3. Top 5 loại cảm biến thông minh và phổ biến nhất hiện nay
3.1. Cảm biến nhiệt độ, độ ẩm
- Cảm biến nhiệt độ là một thiết bị dùng để đo lường và phát hiện sự biến đổi về nhiệt độ của môi trường xung quanh.
- Khi có sự thay đổi về nhiệt độ, cảm biến sẽ phát ra tín hiệu và chuyển đổi thông tin thành số liệu cụ thể.
- Với khả năng thực hiện các phép đo nhiệt độ với độ chính xác cao, cảm biến nhiệt độ được sử dụng nhiều trong đời sống, y tế và sản xuất công nghiệp.
3.2. Cảm biến khói
- Cảm biến khói hay còn được gọi là cảm biến báo cháy, có khả năng nhận biết mức độ khói có trong phạm vi cảm biến.
- Khi phát hiện dấu hiệu có đám cháy xảy ra, cảm biến này sẽ phát ra cảnh báo cho người dùng và truyền tín hiệu đến các trung tâm báo cháy gần nhất; giúp đảm bảo an toàn cho người dùng và hạn chế cháy nổ.
- Cảm biến khói thường được lắp đặt ở các trung tâm thương mại, công ty, tòa nhà, chung cư,… giúp nhanh chóng phát hiện sự cố cháy nổ và kịp thời xử lý.
3.3. Cảm biến chuyển động
- Cảm biến chuyển động là một thiết bị có khả năng phát hiện chuyển động của vật thể trong phạm vi cho phép.
- Khi phát hiện có chuyển động, cảm biến sẽ phát ra tín hiệu để thông báo về sự kiện này, sau đó kích hoạt các thiết bị nhà thông minh khác hành động tương ứng theo quy tắc đã được thiết lập.
- Cảm biến chuyển động được ứng dụng nhiều nhất trong hệ thống chiếu sáng, mang lại sự tiện ích cho người dùng.
- Với cảm biến chuyển động Vinamax Home, gia chủ có thể dễ dàng cài đặt để toàn bộ đèn bật sáng khi người đi vào khu vực quét của cảm biến; tính năng này đặc biệt phù hợp với những gia đình có người lớn tuổi và trẻ nhỏ.
3.4. Cảm ứng điều chỉnh độ sáng
- Cảm biến ánh sáng có khả năng chuyển đổi ánh sáng thành tín hiệu điện, dùng để phát hiện những biến đổi của ánh sáng trong môi trường.
- Cảm biến này hoạt động dựa trên nguyên lý hiệu ứng quang điện, hấp thụ ánh sáng và chuyển hóa thành điện năng.
- Cảm biến ánh sáng được tích hợp phổ biến trong các thiết bị đèn chiếu sáng thông minh hoặc để kích hoạt hệ thống an ninh, báo động dựa trên sự thay đổi của ánh sáng.
- Các thiết bị cảm biến của Vinamax Home như cảm biến hiện diện, cảm biến chuyển động đều được tích hợp cảm biến ánh sáng, gia tăng tính năng cho sản phẩm; cũng như giúp người dùng giảm tải số lượng thiết bị điện cần lắp đặt trong nhà.
3.5. Cảm ứng rèm thông minh
-
Tiện Lợi và An Toàn: Cho phép người dùng mở và đóng rèm một cách thuận tiện, đồng thời giúp bảo vệ tài sản và quyền riêng tư. Người dùng có thể điều khiển rèm cửa từ xa thông qua ứng dụng trên điện thoại thông minh hoặc thiết bị điều khiển khác.
-
Tiết Kiệm Năng Lượng: Tích hợp các thiết bị thông minh giúp tối ưu hóa việc sử dụng ánh sáng tự nhiên và nhiệt độ trong nhà.
-
Tạo Không Gian Hiện Đại: Hệ thống cảm ứng rèm giúp tạo điểm nhấn hiện đại và sang trọng cho không gian sống.
4. Ứng dụng của cảm biến
- Trong sinh hoạt, công nghệ cảm biến được tích hợp vào các thiết bị chiếu sáng, âm thanh, an ninh giúp mang đến một không gian sống tiện nghi và an toàn. Ví dụ, cảm biến chuyển động có trong các thiết bị chiếu sáng với khả năng tự động bật/tắt khi có người hay cảm biến hồng ngoại có trong camera an ninh giúp phát hiện có người xâm nhập và cảnh báo kịp thời.
- Trong sản xuất công nghiệp, cảm biến được ứng dụng trong việc ngắt dòng điện khi quá tải, giúp tăng cường tuổi thọ cho thiết bị và đảm bảo an toàn lao động.
- Ngoài ra, cảm biến còn được sử dụng trong các thiết bị y tế như máy đo huyết áp, đo nhiệt độ, đo đường huyết,…