Hệ thống điện thông minh là một trong những xu hướng công nghệ thiết thực phổ biến trên thế giới nhiều năm gần đây. Tại Việt Nam, mặc dù cụm từ này còn khá lạ tai, nhưng chúng ta vẫn có thể thấy xuất hiện ở nhiều không gian như văn phòng, quán cafe và căn hộ của người thân, bạn bè xung quanh. Vậy rốt cuộc điện thông minh là gì và vì sao nó được cho là xu hướng tương lai và giải pháp cho cuộc sống tiện nghi trong thời đại 4.0?
Hệ thống điện thông minh là gì?
Điện thông minh là hệ thống có các thiết bị điện được lắp đặt và kết nối với nhau qua mạng Wi-Fi hoặc một số giao thức truyền thông khác của công nghệ nhà thông minh (Bluetooth Mesh, Zigbee, Matter…). Hiểu đơn giản hơn, thì các thiết bị điện thường dùng trong gia đình như công tắc đèn, rèm, quạt, điều hòa,… hay bình nóng lạnh sẽ được kết nối với ứng dụng di động, từ đó chúng ta có thể điều khiển các thiết bị từ xa, ra lệnh điều khiển bằng giọng nói hoặc tạo cách kịch bản tự động hóa cho các thiết bị điện tử trong gia đình.
Theo báo cáo về thị trường nhà thông minh tại Việt Nam, các thiết bị điện thông minh thuộc hệ thống điện thông minh được chia làm 6 nhóm:
- Chiếu sáng & Môi trường thông minh: Hệ thống chiếu sáng thông minh và theo dõi chỉ số môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, chất lượng không khí…)
- Quản lý năng lượng: Giám sát và tiết kiệm điện năng tiêu thụ
- Giải trí gia đình: Các hệ thống âm thanh thông minh, Sản phẩm xem giải trí trực tuyến kết hợp tính năng ra lệnh giọng nói (ví dụ: Amazon Fire TV Stick, Google Assistant)
- Điều khiển và kết nối: Bao gồm loa thông minh, Công tắc và ổ cắm thông minh
- An ninh gia đình: Các thiết bị an ninh như Camera thông minh, Khóa cửa thông minh
- Gia dụng thông minh: Thiết bị gia dụng được tích hợp thêm các tính năng thông minh có thể điều khiển từ xa
Hiện nay, hệ thống điện thông minh đã dần được ứng dụng rộng rãi tại các thành phố lớn ở Việt Nam. Giá thành của thiết bị điện thông minh ngày càng dễ tiếp cận hơn với nhiều phân khúc, nhiều lựa chọn sản phẩm trong nước và nước ngoài. Việc lắp đặt điện thông minh cũng không còn khó khăn khi ngày càng nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ thi công lắp đặt.
Những lợi ích khi sở hữu hệ thống điện thông minh
Khi sở hữu hệ thống điện thông minh cho ngôi nhà, bạn có thể tận hưởng nhiều lợi ích thiết thực, giúp cuộc sống trở nên tiện nghi và dễ dàng hơn bao giờ hết.
1. Không gian sống thoải mái, tiện nghi cho gia đình
Việc ứng dụng điện thông minh vào không gian sống cho gia đình giúp nâng cấp trải nghiệm không gian sống tiện nghi và hiện đại hơn. Đặc biệt không như mọi người thường nghĩ rằng rất khó dùng, thực tế rất dễ dàng phù hợp với mọi đối tượng sử dụng.
Đối với tất cả thành viên trong gia đình:
- Hẹn giờ tự động bật/tắt các thiết bị điện theo lịch tiện lợi: Bật sẵn bình nóng lạnh, tự động tưới sân vườn
- Tạo không gian sống thư giãn: Tự động bật nhạc thư giãn, mở rèm đón ánh sáng đầu ngày
- Tăng cường an ninh: Giám sát thông minh bằng AI, Mở cửa cổng/cửa cuốn qua ứng dụng di động, Sử dụng khóa cửa thông minh bảo mật cao
- Tối ưu hoá các thiết bị giải trí hiện đại như TV, hệ thống game, loa thông minh…
Đối với an ninh và an toàn cho trẻ em:
- Giám sát trẻ nhỏ từ xa thông qua camera thông minh
- Kiểm soát thời lượng sử dụng các thiết bị giải trí như máy tính bảng
- Tập thói quen sử dụng năng lượng tiết kiệm và hợp lý cho trẻ nhỏ
- Tạo ra không gian sống an toàn điện, phòng cháy thông minh
- Tạo hàng rào bảo mật an ninh, hạn chế rủi ro kẻ gian đột nhập
Đối với người cao tuổi hoặc người khuyết tật:
- Tiện ích tự động đem lại sự tiện nghi, an toàn, phòng tránh nguy cơ tai nạn
- Chế độ điều khiển bằng giọng nói dễ làm quen và sử dụng. Điều khiển rảnh tay bất cứ khi nào
- Chăm sóc và giám hộ từ xa bằng camera AI
- Tăng chất lượng môi trường sống thông minh, nhờ giám sát nhiệt độ, độ ẩm hay chất lượng không khí
Ngoài ra, chúng ta còn tạo được rất nhiều kịch bản thông minh hữu ích khác nhau để thoả mãn những nhu cầu nâng cao của mỗi người dùng.
2. Nâng cấp an ninh cho nhà ở hoặc nơi làm việc
Lợi ích được quan tâm hàng đầu khi sử dụng hệ thống điện thông minh chính là khả năng tăng cường an ninh cho nơi ở, nơi làm việc và các cơ sở công cộng (bảo tàng, bệnh viện, cửa hàng…). Đến hiện tại, các giải pháp cho an ninh thông minh đã đa dạng và đáp ứng được nhiều nhu cầu thiết thực hơn:
- Camera thông minh sử dụng AI (trí thông minh nhân tạo) có khả năng phát hiện và phân biệt chuyển động của người/vật, thực hiện cảnh báo khẩn cấp qua còi báo hoặc ứng dụng di động khi phát hiện đột nhập bất thường.
- Khoá thông minh sử dụng sinh trắc học (vân tay, khuôn mặt) để mở khoá, độ nhạy cực kỳ cao và rất an toàn do được trang bị nhiều tầng bảo mật.
- Cổng/cửa thông minh cho phép bạn kiểm tra tình trạng đóng – mở theo thời gian thực, báo cáo lịch sử đóng – mở trong ngày, đóng – mở cổng theo lịch trình hẹn giờ. Kích hoạt thông báo khẩn cấp khi phát hiện trạng thái mở cửa bất thường.
Ngoài ra, an ninh thông minh còn có thể tạo được nhiều kịch bản khẩn cấp cho các tình huống kẻ gian đột nhập, rò rỉ điện nguy hiểm, rủi ro cháy nổ bất ngờ (ví dụ: phát hiện rò khí gas). Tất cả các rủi ro đều có thể được thông báo đến người sử dụng qua các thiết bị trong hệ thống hoặc qua điện thoại di động, giúp giảm thiểu rủi ro và ngăn chặn kịp thời các tình huống nguy hiểm.
3. Tiết kiệm điện trong quá trình sử dụng
Hệ thống điện thông minh còn được đánh giá cao nhờ vào khả năng tiết kiệm khi sử dụng, nhờ vào hai ứng dụng chính: Tạo các kịch bản bật/tắt tự động (tránh lãng phí bật các thiết bị điện khi không sử dụng đến) và kiểm soát mức sử dụng điện theo kế hoạch cài đặt trước.
Các kịch bản tự động thông minh được ứng dụng phổ biến góp phần tiết kiệm điện như:
- Hệ thống chiếu sáng thông minh: bật đèn theo cảm ứng chuyển động, tắt khi không có người sử dụng
- Điều hoà không khí thông minh: hẹn giờ bật tắt – điều chỉnh chế độ làm mát/làm ấm dựa trên nhiệt độ tự nhiên
- Bình nóng lạnh thông minh: bật – tắt bình nóng lạnh theo lịch hẹn cố định, tránh bật trong thời gian dài gây lãng phí và giảm tuổi thọ bình
Tất cả những thiết bị này đều sẽ được sử dụng vào các nhu cầu phù hợp, tự ngắt khi không có người sử dụng, tự tối ưu hiệu năng sao cho phù hợp với môi trường và từ đó tạo nên hiệu quả tiết kiệm điện.
Ngoài ra, việc kiểm soát mức tiêu thụ điện cũng là chức năng hữu ích của bộ giám sát tiêu thụ điện năng thông minh (công tơ thông minh). Thiết bị này giúp bạn đặt ra ngưỡng tiêu thụ điện cho gia đình, báo cáo chi tiết về điện năng sử dụng trong ngày/tháng/năm, và thực hiện cảnh báo khi có tình trạng tiêu thụ vượt ngưỡng. Từ đó, mọi người có thể rèn luyện thói quen dùng điện tiết kiệm, thường xuyên bảo trì thiết bị điện tránh lãng phí.
Đặc biệt, đối với những gia đình có lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời, cũng có thể thực hiện giám sát trực tiếp chỉ số điện tiêu thụ và hòa lưới thực tế ngay trên thiết bị công tơ thông minh này.
Hệ thống điện thông minh hoạt động như thế nào?
Hệ thống điện thông minh bao gồm các thiết bị thông minh như công tắc thông minh, cảm biến thông minh, khóa cửa thông minh…v.v… Được cài đặt để tham gia vào việc điều khiển các thiết bị điện truyền thống trong nhà như đèn, quạt, tivi, điều hòa hay cửa cổng cửa cuốn thông qua điện thoại di động hoặc kịch bản tự động hóa theo thói quen người dùng.
Bằng cách sử dụng hệ thống điện thông minh, bạn có thể tạo ra hàng nghìn mẫu thiết kế ứng dụng phong phú. Một vài ví dụ dễ hình dung có thể kể đến:
- Chế độ bật – tắt đèn chiếu sáng dựa vào cảm ứng chuyển động.
- Ra lệnh cho các thiết bị điện tử bằng giọng nói.
- Quan sát nơi ở từ xa bằng camera thông minh, thiết lập các hàng rào an ninh thông minh
- Tăng cường an ninh bằng hệ thống chống trộm tự động.
- Tự động điều chỉnh nhiệt độ của điều hoà theo thời tiết.
- Phòng chống điện giật, cháy nổ bằng cơ chế tự ngắt điện.
- Lập kế hoạch tiêu thụ điện cho gia đình hoặc công sở.
- …
Việc lắp đặt điện thông minh có cần thiết hay không?
Muốn xác định việc lắp đặt hệ thống điện thông minh có thực sự cần thiết không, ta hãy cùng phân tích ưu điểm cũng như hạn chế của công nghệ này:
Ưu điểm | Nhược điểm |
– Tiết kiệm điện – Đảm bảo tiện nghi trong sinh hoạt – Dễ dàng quản lý cuộc sống – An toàn điện khi hoạt động thường nhật – Tối ưu hoá hiệu năng thiết bị – Tăng cường an ninh thông minh – Phù hợp cho nhiều lứa tuổi |
– Nỗi lo bảo mật – Khó tìm dịch vụ lắp đặt uy tín – Giá thành còn tương đối cao – Người cao tuổi mất thời gian làm quen ban đầu |
So với mười năm trước, hiện nay ứng dụng của hệ thống điện thông minh đã ngày càng phổ biến, mức giá cho các thiết bị cũng không còn quá cao, đáp ứng đa dạng cho mọi phân khúc. Bên cạnh đó, sự phổ biến của smartphone và các thiết bị thông minh tương tự cũng giúp cho người dùng dễ dàng tiếp cận và hiểu cách sử dụng, nên nhược điểm khó sử dụng cũng không còn là vấn đề quá lớn.
Ngoài ra, khi lựa chọn sử dụng chúng ta nên ưu tiên lựa chọn các thương hiệu có nguồn gốc xuất xứ Made in Vietnam và uy tín cao. Để đảm bảo dịch vụ hỗ trợ bảo hành nhanh chóng, cũng như hạn chế rủi ro về bảo mật thông tin như khi sử dụng các thiết bị không rõ nguồn gốc, thiếu uy tín.
Từ đó, nếu có thể tìm được nhà cung cấp dịch vụ lắp đặt điện thông minh uy tín cũng như phù hợp với khả năng tài chính, bạn nên tiến hành lắp đặt hệ thống điện thông minh tại doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ và cả nhà riêng.
Ưu nhược điểm của hệ thống điện thông minh không dây và có dây
Có 2 loại hệ thống khi thực hiện lắp đặt điện thông minh là có dây và không dây.
- Với hệ thống không dây thường sử dụng kết nối qua một số giao thức truyền thông như: Wi-Fi, Bluetooth, Zigbee, Z-Wave… hay mới gần đây nhất là giao thức Matter.
- Hệ thống có dây: KNX là tiêu chuẩn phổ biến với độ ổn định cao. Tuy nhiên nhược điểm của KNX là chi phí đầu tư lớn và đòi hỏi kỹ thuật lắp đặt cao, phức tạp.
Cùng so sánh hệ thống điện thông minh có dây và hệ thống điện thông minh không dây, tìm ra ưu nhược điểm và cách sử dụng phù hợp cho hai hình thức này.
Các yếu tố | Có dây | Không dây |
Đặc điểm | Kết nối với nhau bằng hệ thống có dây | Kết nối với nhau mạng không dây |
Ưu điểm | – Kết nối ổn định. – Đảm bảo tốc độ. – Khả năng tải mạnh mẽ – Phù hợp công trình lớn đến rất lớn. |
– Giá thành tốt. – Phù hợp với các hộ gia đình hoặc cơ quan nhỏ. – Không cần tác động đục phá vào kiến trúc. – Dễ lắp đặt dù cơ sở vật chất mới hay cũ. – Thi công nhanh. Dễ nâng cấp, cập nhật nhiều tính năng mới. |
Khuyết điểm | – Cần đục tường để lắp đặt dây cáp. – Mất thời gian thi công. – Khó nâng cấp, sửa chữa. – Giá thành cao. |
– Kết nối ổn định hay không phụ thuộc vào Internet. – Một số thiết bị phải sử dụng pin/pin sạc. |
Việc lựa chọn lắp đặt hệ thống điện thông minh có dây hay không dây cần được xem xét dựa trên vốn đầu tư, thời gian thi công, mục đích sử dụng để đi đến kết luận phù hợp. Tuy nhiên, lựa chọn kết nối không dây đang phổ biến hơn do ưu điểm chi phí hợp lý, lắp đặt dễ dàng và hiện nay các nhà mạng cũng cung cấp các giải pháp mạng mạnh mẽ nên độ ổn định của mạng cũng đang ngày càng tối ưu hơn.
Tiêu chí chọn đơn vị thiết kế và lắp đặt điện thông minh
Khi bắt đầu tìm hiểu lắp đặt điện thông minh, bạn nên tìm kiếm các thương hiệu uy tín với những ưu điểm như:
- Có kinh nghiệm thi công nhiều công trình thực tế.
- Tác phong làm việc cẩn thận, tư vấn sát nhu cầu.
- Giá cả phù hợp, đa dạng sản phẩm lựa chọn.
- Có đánh giá tốt về dịch vụ hỗ trợ, bảo hành sau bán chuyên nghiệp.
Hiện nay, Vinamax Home là cái tên nổi bật trong giới nhà thông minh. Vinamax Home là đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực nhà thông minh nhằm đem đến cho người dùng những trải nghiệm tốt nhất.
Với sứ mệnh mong muốn mang công nghệ lan tỏa khắp cả nước, các sản phẩm và giải pháp của Vinamax Home luôn được phát triển dựa trên nhu cầu thực tế của người Việt. Ngoài các tính năng thông minh thì yếu tố an toàn cũng được Vinamax Home tập trung phát triển cẩn thận để tăng an toàn cho mọi đối tượng, đặc biệt người cao tuổi và trẻ nhỏ.
Một số câu hỏi thường gặp về hệ thống điện thông minh
Những câu hỏi thường gặp khi tìm hiểu và lựa chọn giải pháp điện thông minh cho ngôi nhà.
Lắp đặt điện thông minh có dễ dàng không?
Việc lắp đặt có thể được thực hiện với đa dạng loại công trình: nhà phố, chung cư, biệt thự, bệnh viện, trường học, quán cafe… Các thiết bị của Vinamax Home đã được nghiên cứu kỹ và chính xác theo hệ thống điện và kiến trúc thường gặp tại Việt Nam, vì vậy việc thi công sẽ không khó khăn và không gây ảnh hưởng đến cấu trúc công trình và nội thất sẵn có. Nhà đã xây dựng nhiều năm hay chuẩn bị xây mới đều có thể lắp đặt và sở hữu điện thông minh dễ dàng.
Sử dụng sản phẩm Vinamax Hơm chi phí bao nhiêu?
Vinamax Home đang cung cấp nhiều gói lắp đặt hệ thống điện thông minh dành cho mục đích sử dụng gia đình, với mức giá khởi điểm cho thiết bị công tắc điều khiển đơn lẻ chỉ từ 880.000/công tắc. Tùy vào nhu cầu mỗi gia đình, số lượng thiết bị sử dụng và kiến trúc mỗi công trình mà giá trị gói giải pháp sẽ khác nhau.
Hệ thống điện thông minh có dễ hư hỏng không?
Các sản phẩm của Nhà thông minh Vinamax Home được nghiên cứu, sản xuất và kiểm soát chất lượng khắt khe từ nhà máy đến công trình. Đạt các tiêu chuẩn chất lượng CE Châu Âu, RoHS, ICT và chứng chỉ đo lường VMI. Cam kết bảo hành 12-24 tháng toàn quốc.
Hệ thống điện thông minh có khó sử dụng không?
Như đã chia sẻ bên trên, với thói quen sử dụng smartphone hiện rất phổ biến và các hình thức điều khiển bật tắt thiết bị đa dạng. Vì vậy các thiết bị nhà thông minh hiện tại rất dễ sử dụng với mọi lứa tuổi, đặc biệt người cao tuổi và trẻ em, nhờ hệ thống tự động hóa và ra lệnh giọng nói tiện lợi.
Lời kết
Hy vọng sau bài viết này bạn có thể hiểu thêm các lợi ích của điện thông minh và nhưng tiêu chí, lưu ý khi lựa chọn giải pháp phù hợp cho ngôi nhà của mình. Sản phẩm tốt nhất là sản phẩm phù hợp nhất với ngôi nhà, thói quen sinh hoạt và mức chi tài chính của bạn nhất.